2018

Khi các bạn chuẩn bị có kế hoạch xây nhà và suy nghĩ đầu tiên các bạn muốn nghĩ đến là : làm thế nào để hạn chế tối đa chi phí khi xây nhà nhưng ngôi nhà vẫn man được tính chất thẩm mỹ và bền vững.

Bất kể trong thời gian nào, ai cũng muốn xây nhà trọn gói giá rẻ tiết kiệm hết mức có thể. Vậy làm thế nào để xây nhà tiết kiệm chi phí tối ưu nhất?

1. Lập bản dự trù kinh phí

Xây dựng nhà không phải là việc hoàn thành trong một vài ngày mà thường kéo dài hàng tháng trời, đặc biệt với những căn biệt thự diện tích lớn thì thời gian để hoàn công có thể kéo dài hàng năm. Sẽ có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, nhưng có 2 khoản chi phí chính mà bạn cần phải dự toán trước:
– Chi phí xây dựng nhà phần thô:
Thực sự rất khó để những người có thu nhập trung bình tích trữ đủ chi phí xây nhà, chính vì thế nhiều người đã lựa chọn phương án hoàn thiện dần. Trong tình trạng lạm phát phi mã, giá cả nguyên vật liệu cũng như tiền công xây dựng không ngừng tăng lên chóng mặt thì đây quả là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, không phải cứ có một ít tiền trong tay thì có thể bắt đầu, chí ít nó phải đủ cho phần thô – khung xương căn nhà. Vì chẳng hay chút nào nếu một công trình nhà ở bị phơi nắng phơi mưa từ ngày này qua tháng khác. Đồng thời với kinh phí eo hẹp, bạn phải giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh ngoài dự kiến

Cách tính chi phí xây nhà cụ thể như sau:

  • Bản thiết kế chi tiết trong đó thể hiện rõ ràng diện tích, cấu trúc, hình dáng căn nhà là thứ đầu tiên cần phải có.
  • Tham khảo tiền công xây dựng trên mỗi đơn vị m2 tại thời điểm gần nhất, tổng chi phí nhân công sẽ bằng tổng diện tích nhân với đơn giá. Tuy nhiên mỗi căn nhà có thiết kế riêng, yêu cầu kỹ thuật riêng nên sẽ có chênh lệch đôi chút về mức giá. Bạn phải ước tính thêm khoảng 10% phát sinh cho phần này.
  • Lập bản thống kê đầy đủ chủng loại và số lượng các loại nguyên vật liệu cần sử dụng. Nếu không thực sự cần thiết thì nên ưu tiên sử dụng hàng nội địa. 
  • Không quên hoàn thành các quy định pháp lý về hiện trạng căn nhà để bắt đầu thi công.
  • Đảm bảo một khoản dự trù chi phí xây dựng nhà phát sinh khoảng 30% trên tổng các loại chi phí kể trên.
– Chi phí hoàn thiện và trang trí nội thất:
Sau khi tính xong chi phí xây nhà cơ bản mà vẫn còn kha khá tiền thì chủ nhà nên lập kế hoạch cụ thể cho phần này. Xem xét kĩ bản thiết kế để lựa chọn các vật phẩm phù hợp và cũng khuyến khích sử dụng hàng nội địa. Nếu kinh phí chỉ đủ cho phần khung căn nhà hoặc việc trang trí khiến các mục đích chi tiêu khác không thể thực hiện thì chưa cần bận tâm đến, chúng ta có thể mua sắm nội thất dần khi có khả năng.
2. Lựa chọn nhà thiết kế, thầu xây dựng
Chi phí xây nhà có được quản lý hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn mặt gửi vàng cho nhà thiết kế và nhà thầu xây dựng. Hãy trình bày mọi mong muốn, sở thích của mình cho kiến trúc sư để có một bản thiết kế vừa ý ngay từ lần đầu, hạn chế sửa chữa mất thời gian. Kiến trúc sư nên là người am hiểu phong thủy để tránh trường hợp phải mời thầy phong thủy sau này.
Đối với bên thi công, bạn nên tìm đến các công ty, nhà thầu uy tín, tốt nhất là những nơi đã làm việc với bạn bè hay người thân mà bạn biết rõ năng lực. Cân nhắc kĩ trước mức chào giá thấp bởi có thể chất lượng căn nhà không được đảm bảo và chi phí phát sinh do nhà thầu xây dựng gây ra còn nhiều hơn số tiền bạn bỏ ra để thuê một bên thi công có uy tín. Không quên tính chi phí xây nhà và thương lượng giá với họ dựa trên bản thiết kế có sẵn.

3. Giám sát

Tại sao phải giám sát? Bởi đây là cách tối ưu để giảm thiểu mọi chi phí xây nhà phát sinh: Không chỉ giúp đảm bảo chất lượng công trình mà còn hạn chế tối đa thất thoát và lãng phí nguyên vật liệu. Chủ nhà có thể tự quản lý, theo dõi công trình là tốt nhất nhưng thường điều này khó có thể thực hiện. Hãy nhờ vào bên giám sát có uy tín (không phải do nhà thầu giới thiệu), am hiểu kỹ thuật xây dựng và các vấn đề liên quan. Giá thuê giám sát thường khoảng 2-3% tổng giá trị công trình, tham khảo trước thị trường và sử dụng khả năng thương lượng để đạt được mức giá hợp lý.

Tham khảo 6 bước giảm thiểu phát sinh chi phí khi xây nhà

Bước 1 : Khảo sát các căn nhà xung quanh để đánh giá về địa chất nơi xây nhà.
Bước 2 : Lập bản vẽ thiết kế sơ bộ phù hợp với nhu cầu, sở thích, thẩm mỹ, tài chính.
Bước 3 : Ước tính chi phí xây dựng phần thô dựa trên bản vẽ thiết kế sơ bộ.
Bước 4 : Ước tính những khoản chi phí cho công tác mua sắm vật tư, thiết bị hoàn thiện.(bê tông, sắt thép…)
Bước 5 : Dự trù các khoản chi phí để đảm bảo chất lượng : thiết kế, giám sát.
Bước 6 : Lập hợp đồng chặt chẽ với nhà thầu thi công.

Khảo sát địa chất bằng việc tham khảo các ngôi nhà xung quanh

Khảo sát các căn nhà đã xây xung quanh : việc khảo sát này chỉ đơn giản là bạn tìm đến và hỏi các căn nhà lân cận khu đất bạn sẽ xây dựng có địa chất như thế nào ? Các nhà lân cận có phải sử dụng phương án gì (như đóng cừ tràm, ép cọc, khoan cọc nhồi…) để gia cố móng hay không ? Nếu có thì gia cố ra sao và tốn bao nhiêu tiền ? Thêm nữa là thời điểm họ xây nhà đã bao lâu rồi ? Nếu như thời điểm càng gần thì càng chính xác, còn nếu đã lâu rồi thì bạn cần cập nhật lại giá cả theo thị trường. Trên cơ sở những căn nhà lân cận đã hoàn thành, bạn có thể ước lượng đơn giá bình quân cho mỗi m2 sàn hoàn thiện đã thực hiện và có thể lấy đó làm căn cứ tham khảo cho căn nhà của chính mình. Lưu ý rằng : Những căn nhà nào càng gần với quy mô căn nhà bạn thì càng chính xác nhé !

Phác họa ngôi nhà tương lai của bạn

Thông thường, việc thiết kế sơ bộ này sẽ được nghiên cứu và điều chỉnh nhiều lần dựa trên nhu cầu, khả năng tài chính và sở thích của bạn. Việc điều chỉnh như vậy sẽ tiêu tốn thời gian và công sức của các kiến trúc sư, nên nhiều công ty cũng có quy định rằng bạn chỉ được điều chỉnh tối đa 3 lần cho phần thiết kế sơ bộ. Nếu bạn điều chỉnh quá 3 lần, thì bạn sẽ phải tốn một khoản tiền nhất định. Chính vì thế, nếu có điều kiện, bạn nên dành nhiều thời gian để tham khảo khoảng 2 – 3 mẫu nhà, rồi chọn một mẫu ưng ý nhất để làm việc với kiến trúc sư. Làm như vậy thì thời gian làm việc giữa bạn với kiến trúc sư sẽ tốn ít thời gian hơn, mà cũng đỡ tốn chi phí hơn.

Ước tính chi phí ban đầu của ngôi nhà

Thống kê đơn giá xây dựng trung bình chung cho 1 m2 sàn xây dựng (phần thô và nhân công hoàn thiện) đã thực hiện ở bước 1.
Phân loại các nhóm diện tích sàn có tính chất giống nhau : diện tích móng, diện tích sàn được che phủ kín, diện tích sàn không che phủ, diện tích mái tôn, diện tích tầng hầm…
Áp đơn giá cho từng diện tích. Lưu ý rằng đơn giá trung bình chung thường là đơn giá thi công cho diện tích sàn được che phủ kín. Các nhóm diện tích khác sẽ được ước tính dựa trên đơn giá trung bình này theo nguyên tắc : phần diện tích nào có khối lượng công việc ít hơn thì tỷ lệ sẽ < 100% và ngược lại, phần công việc nào có khối lượng công việc nhiều hơn thì tỷ lệ sẽ > 100%.
Trường hợp nếu như bạn đã thống nhất thiết kế sơ bộ với kiến trúc sư và không có gì điều chỉnh nữa, khi đó bạn có thể gửi bản thiết kế sơ bộ này đến một số thầu để họ báo giá cho bạn. Cách làm này đảm bảo sự chính xác vì nếu bạn đồng ý thì nhà thầu sẽ thi công cho bạn với mức giá mà họ đã báo. Tuy nhiên một lưu ý nhỏ rằng bạn cần phải yêu cầu nhà thầu liệt kê toàn bộ các chi tiết công việc mà họ sẽ thi công để tránh trường hợp nhà thầu có thể báo giá thấp nhưng lại thiếu khối lượng công việc.

Dự trù chi phí mua sắm vật tư

Bước 4 – Ước tính những khoản chi phí cho công tác mua sắm vật tư, thiết bị hoàn thiện : ở bước này bạn sẽ phải xem bản vẽ hoàn chỉnh và liệt kê ra toàn bộ các vật tư hoàn thiện và thiết bị sử dụng cho căn nhà. Bạn có thể thực hiện bước này dựa vào thiết kế sơ bộ của căn nhà. Tuy nhiên việc ước lượng sẽ mang tính tương đối mà thôi. Muốn ước lượng chính xác, yêu cầu bạn phải có một bộ bản vẽ được thiết kế hoàn chỉnh cho căn nhà của mình. Khi đó, bạn mới có thể biết được nhà bạn cần sử dụng bao nhiêu khối bê tông tươi, bao nhiêu thiết bị điện, bao nhiêu máy lạnh, thiết bị vệ sinh…
Liệt kê toàn bộ các loại vật tư, thiết bị sử dụng cho căn nhà.
Dựa vào bản vẽ thiết kế, bạn thống kê lại số lượng cho từng loại.
Tham khảo các mẫu mã, đơn giá cho từng loại vật tư và chọn mẫu vừa ý.
Áp đơn giá và số lượng vật tư, thiết bị để có tổng chi phí cho phần này.

Các chi phí đảm bảo chất lượng công trình cũng cần thống kê chi tiết

Dự trù các khoản chi phí để đảm bảo chất lượng : chi phí đảm bảo chất lượng công trình chính là chi phí thiết kế và chi phí giám sát. Công tác thiết kế nhằm giúp bạn có được một căn nhà với bố cục hợp lý về không gian, màu sắc cân đối, tận dụng tối ưu diện tích xây dựng, kết cấu đảm bảo khả năng chịu lực, giảm thiểu các chi phí phát sinh do phải thay đổi trong quá trình thi công. Công tác giám sát giúp bạn có được căn nhà được thi công đúng theo thiết kế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng, tránh các lỗi về kỹ thuật có thể phát sinh chi phí để sửa chữa trong giai đoạn sau này. Bạn có thể tham khảo chi phí cho công tác thiết kế và giám sát thông qua Internet hoặc liên hệ trực tiếp với các công ty để có giá chính xác.

Hợp đồng với các đối tác cần thật sưự chặt chẽ

 Lập hợp đồng chặt chẽ với nhà thầu thi công : việc lập hợp đồng chặt chẽ với nhà thầu thi công là vô cùng quan trọng để đảm bảo công trình của bạn không bị phát sinh ngoài ý muốn. Như tôi đã phân tích, hiện nay do thị trường xây dựng nhà ở riêng lẻ có mức độ cạnh tranh khá gay gắt, nên không ít nhà thầu xây dựng làm ăn theo kiểu chụp giựt, tìm đủ mọi cách để câu khách hàng mà mồi nhử của họ là giá rẻ. Để rồi sau khi khách hàng đã ký hợp đồng xong, bắt đầu thi công thì họ làm đủ mọi chiêu trò để phát sinh. Mặc dù việc phát sinh trong công trình xây dựng là không thể tránh khỏi, nhưng chi phí phát sinh của các thầu chụp giựt này thường rất cao bất hợp lý. Ngoài ra, các thầu còn có thể làm khó bạn bằng cách thi công chậm tiến độ, hoặc sử dụng các loại vật tư giá rẻ, hoặc sử dụng thợ thuyền có tay nghề kém, hoặc thậm chí “bỏ của chạy lấy người” xây nhà xưởng… Cho nên việc thỏa thuận một hợp đồng chặt chẽ có thể giúp bạn phòng tránh những vấn đề nói trên và ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của nhà thầu đối với công trình. Rõ ràng, giảm thiểu những rủi ro này có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí khi chẳng may rơi vào tình huống không mong đợi.
Một mẹo nhỏ khi lập hợp đồng đối với trường hợp khoán gọn đơn giá cho mỗi m2 sàn xây dựng thì bạn nên lập nội dung chi tiết công việc thi công cho mỗi m2 sàn và thỏa thuận thêm bảng phụ lục đơn giá phát sinh cho các công việc có thể phát sinh như : xây tường, tô tường, ốp lát gạch, đổ bê tông…
Trên đây là 6 bước cơ bản để giúp bạn có thể hình dung được việc xây dựng một căn nhà như thế nào và cách quản lý ra sao để tránh tình trạng bị phát sinh chi phí. Chúc các bạn có một căn nhà đẹp & không phát sinh nhé.

CÔNG TY XÂY DỰNG NHÀ VIỆT  tư vấn và hướng dẫn bạn đọc cách bố trí nhà hợp phong thủy nhằm trách những rủi ro, căng thẳng khi ở trong một ngôi nhà xắp đặt sai phong thủy do mở cửa cái, đặt bếp, đặt ban thờ, kê giường, bố trí khu vệ sinh không hợp hướng với tuổi của chủ nhà hoặc phạm những điều cấm kỵ trong thiết kế kiến trúc nhà.

Như chúng ta biết theo văn hóa phương Đông, một bộ phận lớn người Việt Nam thường có suy nghĩ duy tâm về phong thủy cho nơi ăn chốn ở của mình và gia đình. Càng những người va chạm nhiều ngoài xã hội, làm ăn phát đạt lại càng duy tâm và lo lắng, chú ý đến phong thủy nhà ở khi xây nhà, sửa nhà. Việc tính toán phong thủy, chọn đất xây nhà, chọn hướng đất phù hợp với tuổi và bố cục sắp xếp công năng cho ngôi nhà hay xây nhà hợp phong thủy đã trở thành một phần việc tất yếu, là yêu cầu thiết kế của chủ nhà đối với kiến trúc sư khi thiết kế ngôi nhà tương lai cho họ. Thông thường chủ nhà hay tìm đến các thầy phong thủy ( thực chất là các thầy cúng hoặc thầy bói biết thêm một chút về phong thủy dựa theo sách vở ) để xin hướng dẫn cách bố cục, vị trí đặt cửa và hướng cửa chính, ban thờ, bếp, giường ngủ…. Nhiều người sau khi được thầy không hiểu biết về kiến trúc phán cho các vị trí thì dẫn đến hoang mang vì không thể bố cục được và nếu có bố cục được thì công năng sử dụng cũng chẳng ra sao dẫn đến cảm giác không ” yêu ” ngôi nhà của chính mình đồng thời gây lãng phí về diện tích sử dụng, vật liệu và tạo nhiều khoảng không gian chết, tụ khí độc trong ngôi nhà.

Đến với Công ty xây dựng nhà Việt khách hàng sẽ cảm nhận được thiết kế kiến trúc nhà theo phong thủy thật đơn giản vì chúng tôi sẽ tư vấn phong thủy nhà cho khách hàng dựa trên bát trạch ( các thày phong thủy cũng dựa trên bát trạch để xem nhưng do các thầy vẽ tay, chép lại trong sách lên hơi lâu và không chính xác ). Mỗi một khách hàng sẽ có một tuổi âm tương ứng với một bát trạch, trên bát trạch chia ra làm 4 cung tốt và 4 cung xấu. Để tư vấn nhà hợp phong thủy cho gia chủ, chúng tôi sẽ đặt khu đất của bạn cần thiết kế nhà vào tâm của bát trạch. Khi đó sẽ sơ phác ra được các khu vực lên bố trí cửa, bố trí bếp, bố trí vệ sinh, bố trí phòng ngủ, ban thờ và hướng nhìn của các không gian trên. Do bát trạch có 4 hướng tốt và 4 hướng xấu vì vậy kiến trúc sư sẽ dễ dàng phác họa sơ bộ công năng hợp lý cho ngôi nhà dựa trên bát trạch để ngôi nhà đẹp tích kiệm diện tích xây dựng, không lãng phí diện tích cho hành lang, cầu thang. Các phòng đảm bảo thoáng mát, rộng rãi, công năng đầy đủ. Sau khi bố trí được các yếu tố cần chính theo phong thủy thì kts sẽ tính toán đến kích thước cửa ( theo thước lỗ ban ) để tạo dáng kiến trúc cho ngôi nhà đẹp và mền mại. Tính toán số bậc thang trong nhà theo cách tính tổng số bậc thang của một tầng và toàn nhà phải chia hết cho 4 dư 1 hoặc 2 để vào được cung Sinh hoặc cung Lão cho ngôi nhà. Để đi sâu hơn về phong thủy cho ngôi nhà ở chúng tôi xin giới thiệu các yếu tố kiêng kị và cần tránh cho bạn đọc tham khảo và tránh cho ngôi nhà của mình để các bạn có thể sở hữu một ngôi nhà đẹp hợp phong thủy
Xem hướng nhà là một việc được cho là cực kỳ quan trọng. Bởi theo dân gian, nếu chọn được hướng nhà hợp với tuổi gia chủ thì cuộc sống gia đình sẽ phất lên như “diều gặp gió”, còn nếu chọn phương hướng sai sẽ vướng phải khó khăn đủ điều. Tuy nhiên bạn đã tự biết cách xác định hướng nhà hợp tuổi của mình chưa? Cùng Saigon Express tìm hiểu nhé! 
Không chỉ riêng đối với những gia chủ đang có nhu cầu chuyển dọn nhà ở, việc xác định cung mệnh, hướng hợp tuổi còn giúp bạn dễ dàng chọn lựa những phương hướng tốt cho mình trong cuộc sống như: hướng bàn làm việc, hướng xuất hành,...

PHƯƠNG PHÁP XEM HƯỚNG NHÀ HỢP TUỔI

Cách đơn giản và thông dụng nhất hiện nay được nhiều người sử dụng để xem hướng nhà hợp tuổi đó chính là dựa vào phong thủy Bát Trạch. Cụ thể:

Tuổi mệnh của con người được chia thành hai nhóm chính là Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh. Trong mỗi nhóm lại được chia thành 4 cung mệnh khác nhau.
Đông tứ mệnh bao gồm Khảm, Ly, Chấn, Tốn
Tây tứ mệnh bao gồm Càn, Đoài, Khôn, Cấn

Tương ứng với đó, phương hướng cũng được chia thành hai nhóm Đông tứ trạch (Đông nam, Bắc, Nam, Đông) và Tây tức trạch (Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Tây)

Để xem hướng nhà hợp phong thủy, những gia chủ có tuổi thuộc vào Đông tứ mệnh sẽ chọn hướng ở Đông tức trạch. Hướng nhà Tây tứ trạch sẽ thích hợp với những ai thuộc Tây tứ mệnh.

Vậy làm sao biết được mình thuộc cung mệnh nào và thuộc hướng nào? Mời bạn xem hướng dẫn chi tiết trong phần tiếp theo của bài viết!

Chúng tôi giới thiệu các bạn Các loại móng xây nhà hiện nay tại Việt Nam

Móng nhà có vững chắc thì căn nhà mới vững chãi, nhà đẹp thì mới an cư lạc nghiệp. Chính vì thế việc làm móng nhà rất được chú trọng trong công trình xây dựng.
Nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống, còn gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ tải trọng của công trình, lại là thành phần của công trình được chôn sâu và kỹ. Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà trọn gói hoặc các công trình khác. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.
Tổng hợp các loại móng xây nhà
Móng công trình có nhiều loại: móng đơn, móng bè, móng băng hay móng cọc. Tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình bên trên và tính chất các tầng đất của công trình mà kỹ sư sẽ quyết định, tính toán và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn. Đối với những công trình nhà ở nhỏ và thấp tầng như nhà phố hay biệt thự thì phần nền móng cũng không quá phức tạp ngoại trừ công trình nằm trên những khu đất quá “mềm” (nền đất yếu).

Móng đơn loại móng thường thấy khi xây nhà

Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…
Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Nếu dùng được móng đơn thì tiết kiệm nhất.

Móng băng một loại móng khá bền vững khi xây nhà

Thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.
Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.
Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

Móng bè  loại móng dùng cho nền đất yếu

Trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình

Móng cọc loại móng thường xuyên sử dụng khi xây nhà

Là các loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.

Lưu ý để xây móng nhà thật vững chắc

Khảo sát địa chất kỹ lưỡng
Việc khảo sát địa chất là một khâu rất quan trọng trong xây nhà, nhất là lựa chọn loại đất phù hợp để xây dựng và thi công móng nhà. Loại đất thích hợp để xây nhà là đất cát nhờ đặc điểm rất chặt và kiên cố, ngoài ra còn có ưu điểm khô ráo, khả năng thấm, tạo môi trường sống tốt cho vi sinh vật cần ô xy, có tác dụng tự làm sạch đất nên khó xảy ra tình trạng nghiêng lún.

Một số loại đất cần phải hạn chế xây nhà:

– Đất sét: khả năng hút nước kém, do kết cấu quá chặt nên không tạo được môi trường sống tốt cho các vi sinh vật cần ô xy, dẫn đến hạn chế tác dụng tự làm sạch của đất. Do đó, nếu sử dụng loại đất này nhà dễ bị ẩm thấp, sàn dễ đọng nước, ruồi muỗi, nắm móc dễ sinh sôi.
– Đất xốp: khả năng chịu lực kém, dễ dẫn đến tình trạng nhà lún hay nghiêng đổ và nguồn nước hay bị ô nhiểm do nước thải sinh hoạt tích tụ phía dưới.
Ngoài ra, chủ nhà cần tránh xây móng ở những nơi có mức nước quá cao gây ẩm thấp. Mạch nước ngầm dưới đất càng thấp càng tốt, trong đó mức nước thấp hơn nơi đổ móng nhà ít nhất khoảng 0,5 m sẽ giúp tránh được vấn đề sàn nhà bị ẩm thấp, lạnh lẽo, nghiêng lún và hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
Thiết kế móng phù hợp
Trước hết, bạn cần nắm một số loại móng thông dụng đối với từng loại nhà ở, sau đó xem xét và đối chiếu với chủ đầu tư để kiểm tra xem họ có lựa chọn phù hợp hay không. Sau đây là một số loại móng để tham khảo:
-Móng nông: Độ sâu từ 1.2÷3.5m, sử sụng cho các công trình chịu tải trọng nhỏ và trung bình, xây trên nền đất tốt.
-Móng sâu: Tính độ sâu thiết kế, sau đó đưa móng xuống đúng độ sâu, sử dụng cho công trình có tải trọng lớn, đối với loại móng này không nên xây ở những nới có mạch nước ngầm lớn.
Thi công với nguyên vật liệu kém
Việc đổ móng nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng như: nứt sàn bê tông, thấm sàn, sụt lún, nghiên, tuổi thọ công trình thấp. Vì thế, để đảm bảo chất lượng các công trình cần chú ý nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và thiết kế khoa học.
Việc lựa chọn nguyên vật liệu để đổ móng nhà cũng không kém phần quan trọng. Các loại nguyên vật liêu phải được đảm bảo là loại có chất lượng tốt nhất. Do vậy, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ giai đoạn mua nguyên vật liệu để tránh trường hợp bị chủ thầu cắt xén khối lượng, thay đổi từ loại 1 sang loại 2, hoặc chọn nhà cung cấp thiếu uy tín.
Nhà thầu thiếu kinh nghiệm
Hiện nay có rất nhiều công ty thi công xây dựng nhà với nhiều mức giá khác nhau. Trước khi quyết định lựa chọn nhà thầu xây nhà hay sửa chữa nhà trọn gói, bạn cần tìm hiểu thông tin cũng như uy tín của nhà thầu này cũng như thực tế mà họ đã thực hiện và tham khảo các ý kiến đánh giá của những khách hàng đã từng sử dụng qua dịch vụ. Đây là những nguồn thông tin hữu ích để giúp bạn có thể đánh giá được năng lực và uy tín của nhà thầu.
Chủ nhà cũng có thể thuê đơn vị thứ ba để tư vấn độc lập cũng như kiểm tra việc thi công nền móng. Cần phải điều tra và nghiên cứu kỹ về thực trạng các công trình lân cận, nhất là phần nền móng để có biện pháp thi công hiệu quả, thực hiện quan trắc để đảm bảo cho kết cấu bảo vệ hố đào sâu, cho kết cấu nền móng, cho tầng hầm và cả công trình được an toàn, ổn định.

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.