tháng 7 2017

Công ty TNHH Đầu Tư và Xây Dựng Phố Việt chuyên thiết kế, thi công nhà phố, biệt thự theo nhiều phong cách khác nhau. Có 3 phong cách phổ biến nhất hiện nay như: phong cách cổ điển, phong cách hiện đại, phong cách kết hợp giữa cổ điển và hiện đại,… Với kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong  nghề chúng tôi sẽ mang đến cho quý khách hàng một ngôi nhà sang trọng, mang tính nghệ thuật cao, thẩm mỹ và hợp phong thủy.
Thông thường nhà phố  có đặc điểm là bề ngang chỉ từ 4 – 6m, có một hoặc 2 mặt  tiếp giáp với mặt đường nên có nhiều mặt hạn chế về không gian, nhưng tùy vào phong cách thiết kế sẽ mang lại những đặc điểm riêng biệt. Đến với Phố Việt khách hàng sẽ được tư vấn một cách chi tiết và cụ thể nhất để tạo nên phong cách riêng cho ngôi nhà của mình. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một số đặc điểm của phong cách thiết kế thi công nhà phố tại tphcm nhé.

Những đặc điểm của phong cách thiết kế thi công nhà phố:

 Thi công nhà phố phong cách cổ điển.

Với tuýp người ưa sự sang trọng, sự tinh tế và hoài cổ thường hứng thú với không gian nội thất theo phong cách cổ điển.

Nhà phố cổ điển thường chú trọng đến hình thức và vẻ đẹp trong từng chi tiết. Vì vậy khi thiết kế các chi tiết kiến trúc cổ điển phải thật tỉ mỉ và cầu kì trong từng khâu. Phong cách cổ điển thường áp dụng những nguyên lý kiến trúc truyền thống theo phong cách Châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Những chi tiết, đường nét rất tinh tế và uyển chuyển. Về ngoại thất như cổng, tường rào, cột, mái, lan can phải thiết kế một cách tinh xảo, với đầy đủ hoa văn và các kiểu họa tiết, như thế  mới tạo được sự ấn tượng và thể hiện cá tính của gia chủ.

Thi công nhà phố phong cách hiện đại.
 
Nhà phố được thiết kế, thi công theo phong cách hiện đại thường đơn giản về hình thức nhưng lại nhấn mạnh vẻ đẹp về tỷ lệ và hình khối.

Với những gam màu nổi bậc luôn được ưu tiên lựa chọn trong việc thiết kế phong cách hiện đại mang lại sự trẻ trung cá tính. Hiện nay nhà phố hiện đại không cầu kì trong từng chi tiết mà đơn giản hóa những chi tiết, hoa văn và các kiểu họa tiết những vẫn giữ được nét sang trọng cho ngôi nhà của mình.

Thi công nhà phố phong cách kết hợp giữa hiện đại và cổ điển.


Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách này vừa mang nhiều nét cổ kính khang trang vừa mang lại không gian sống yên bình nhẹ nhàng của cuốc sống hiện đại.

Thiết kế, thi công nhà phố theo phong cách kết hợp giữa hiện đại và cổ điển mang lại cảm giác hài hòa nhưng không kém phần sang trọng, quý phái. Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách này vừa mang đậm nét cổ kính vừa mang lại không gian yên bình nhẹ nhàng của cuộc sống thời hiện đại.

Trong không gian của của toàn bộ ngôi nhà cấp 4 thì phòng khách có vị trí quan trọng nhất. Phòng khách không đơn giản là nơi để tiếp khách, nơi để các thành viên trong gia đình sum họp, quay quần bên nhau mà là nơi thể hiện thói quen sinh hoạt và thể hiện cá tính, phong thái riêng của gia chủ.
Khi thiết kế và xây dựng nhà cấp 4, không gian phòng khách phải có diện tích rộng và là nơi bố trí khá nhiều vật dụng cho nên phòng khách ảnh hưởng rất lớn đến vận thế của gia đình. Chính vì điều này chúng ta cần thiết kế, bố trí bố cục phòng khách sao cho hợp phong thủy.
Những lưu ý về phòng khách khi xây nhà cấp 4 giá rẻ:

Phòng khách nên thiết kế xây dựng ở vị trí trọng tâm của ngoi nhà, đặt trước những phòng khác.
Phòng khách phải cung cấp đủ ánh sáng, tránh để không gian u ám, mờ nhạt.
Cửa phòng vệ sinh, cửa sau, nhà bếp, phòng khách không nằm trên một đường thẳng.
Phòng khách cửa phải luôn mở từ trong ra ngoài, từ trái sang phải theo quy luật tự nhiên như vậy cuộc sống gia đình không bị đảo lộn.
Phòng khách không bố trí các đường nội bộ , hành lang đâm, xuyên qua phòng khách, phòng khách là nơi hội tụ khí vượng của gia đình nên phải duy trì ổn định.
Trần phòng khách kị để màu đậm, phải có màu nhạt vị theo quy luật phong thủy, trần nhà tượng trưng cho trời, nền nhà tượng trưng cho đất, cho nên màu nên thì nên đậm và màu trần thì nên có màu nhạt.

thiet-ke-nha-cap-4-hop-phong-thuy(1)

Phong thủy luôn là vấn đề mà các gia chủ quan tâm trong thiết kế, xây dựng căn nhà và trong trang trí nội thất. Công ty Xây Dựng và Đầu Tư Phố Việt chuyên tư vấn xây nhà cấp 4 hợp với phong thủy. Chúng tôi cam kết chất lượng xây dựng công trình và thiết kế, xây dựng nhà phố tại tphcm theo đúng yêu cầu gia chủ và hơn hết là hợp phong thủy.

Nhà phố hay thường được gọi là nhà ống, nhà liền kề  là loại nhà có diện tích khá nhỏ có chiều ngang tương đối hẹp khoảng từ 4-6m, thường được xây sát  vào nhau có 1 hoặc 2 mặt tiếp giáp với mặt đường(mặt tiền). Với những đặc điểm gây bất lợi trong việc thi công thiết kế nhà phố nhỏ đẹp, gặp nhiều khó khăn khi đưa ánh sáng vào trong nhà. Đồng thời cách trang trí nội thất phải phù hợp với không gian thỏa mãn nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình.


Dưới đây là quy trình xây dựng nhà phố tại tphcm giúp chủ đầu tư kiểm soát được tiến độ thi công.

Quy trình thi công nhà phố.

 - Chuẩn bị: xác định công trình, mặt bằng công trình và tiếp nhận vật tư.
-Xử lý nền móng: Trước hết chuẩn bị vật tư, thiết bị máy móc, ép cọc và nghiệm thu.
-Thi công móng bê tông cốt thép: Tiến hành thi công xây dựng thực hiện các công việc như đào móng, đổ bê tông lót móng, xây tường móng, đổ bê tông giằng, thi công bộ phận dưới cốt … cuối cùng là tiến hành nghiệm thu.
-Xây dựng phần thân: Xây dựng phần thân gồm: hệ thống khung bê tông cốt thép, sàn, tường và mái. Tiến hành xác định mốc chuẩn thi công, lắp cốt thép, cốt pha, đổ bê tông…Sau đó tiếp tục thi công cột bê tông cốt thép, thi công sàn bê tông, xây tường, xây cầu thang ở tầng 1 và tiến hành nghiệp thu ở tầng 1. Các tầng khác thì tiến hành giống như tầng 1.
-Thi công phần mái: Thi công tạo độ dốc cho mái và tiến hành cách nhiệt, đổ bê tông chống thấm, cuối cùng là hoàn thiện và nghiệm thu phần mái.
-Thi công hoàn thiện: Xây dựng thi công phải tuân thủ theo nguyên tắc từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Thực hiện trát trần, tường, lát nền, ốp tường, làm trần, lắp cửa, thiết bị kỹ thuật, sơn phủ bề mặt… Sau đó tiến hành nghiệm thu.
- Bàn giao công trình.

xay-dung-nha-pho-tphcm

 Khi thi công nhà phố cũng gặp nhiều khó khăn là tình trạng của các công trình hiện hữu nằm liền kề với các công trình chuẩn bị thi công.

Làm thế nào để chọn nhà thầu giá tốt chất lượng? Đúng thế để có một căn nhà đẹp, chất lượng quả là việc làm không đơn giản. Hiện nay chủ nhà thường giao cho nhà thầu lo việc này nên chất lượng tốt hay xấu phụ thuộc vào năng lực và lương tâm của nhà thầu. Sau đây xin giới thiệu một số lưu ý khi chọn nhà thầu thi công.

Cách để chọn nhà thầu giá tốt chất lượng.

- Đầu tiên là nhà thầu phải có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Người đứng đầu doanh nghiệp là kỹ sư xây dựng hoặc kiến trúc sư thi công tốt.
- Doanh nghiệp phải có kinh nghiệm thi công ít nhất từ 3 năm trở lên với mỗi năm có ít nhất 5 công trình được thi công.
- Chủ nhà nên trực tiếp đến các ngôi nhà mà doanh nghiệp đã thi công và xin phép gặp chủ nhà để được quyền đánh giá về nhà thầu và xem xét sản phẩm do nhà thầu làm ra.
- Chủ nhà đến các công trình mà nhà thầu đang thi công để xem xét, đánh giá năng lực của đội ngũ kỹ thuật và tay nghề của công nhân cũng như việc tổ chức công trường của nhà thầu.
- Nên hỏi nhà thầu là phân công kỹ sư hoặc kiến trúc sư nào giám sát cho ngôi nhà của mình nếu đã được giao thầu và nên gặp trực tiếp nhân viên này.
- Thông thường chúng ta hay chọn nhà thầu có đơn giá thấp. Tuy nhiên đó không phải là yếu tố quyết định trong việc lựa chọn nhà thầu. Nó phụ thuộc vào cách tính diện tích sàn thi công của nhà thầu, chất liệu vật tư sử dụng.
- Một yếu tố rất quan trọng là ràng buộc trong hợp đồng thi công. Mỗi công trình sẽ có sự ràng buộc riêng để đảm bảo cho công trình được chất lượng và chủ nhà không phải không phải gặp rắc rối khi hợp tác với nhà thầu.

Đơn vị thi công nhà phố tại tphcm

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế và thi công nhà phố, nhà dân dụng, nhà xưởng với nguồn lực dồi dào. Công Ty TNHH Xây Dựng và Đầu Tư Phố Việt là nhà thầu thi công nhà phố trọn gói cam kết mang đến cho khách hàng những thiết kế đẹp, hoàn hảo và công trình đạt chất lượng cao nhất.

Trong xây dựng nhà ở, móng là một yếu tố cực kỳ quan trọng bởi nó là nền tảng để nâng đỡ nguyên khối, đồng thời ảnh hưởng đến sự bền vững cho cả công trình.


Muốn tổ ấm của bạn được kiên cố và chắc chắn thì lựa chọn đơn vị uy tín, thi công, giám sát móng nhà kỹ lưỡng, cẩn thận là một điều tuyệt đối không được bỏ qua. Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi đổ móng xây nhà.

Không khảo sát địa chất kỹ càng

Thực tế, không có một công ty tư vấn xây dựng nào bỏ qua công đoạn này bởi vì thông qua bước này mới lựa chọn được loại đất để thi công và xây dựng móng nhà thích hợp. Trong tất cả các loại đất thì đất cát chính là loại tốt nhất dùng để xây dựng nhà, nó có ưu điển là chặt và bảo đảm độ kiên cố. Bên cạnh đó còn có đặc điểm khô ráo, khả năng thấm hút nhanh, tạo ra môi trường tốt để vi sinh vật sinh trưởng, phát triển. Vì khả năng tự làm sạch của loại đất này rất cao nên rất khó xảy ra tình trạng lún nghiêng.


Khi thi công móng nhà, bạn cần khảo sát địa chất kỹ lưỡng. Ảnh minh họa

Đối với trường hợp xây dựng nhà phố mà không gặp được đất cát, bạn cần phải tránh một vài loại đất dưới đây:

- Đất sét là một loại đất có khả năng hút nước kém vì kết cấu của nó quá chặt, không tạo ra môi trường, điều kiện tốt để các vi sinh vật phát triển, làm giảm bớt khả năng tự làm sạch của đất. Vì thế, nếu bạn sử dụng nó thì căn nhà sẽ thường xuyên bị ẩm thấp, nước đọng trên sàn, nấm mốc sinh sôi, ruồi muỗi gia tăng.

- Đất xốp cũng là loại đất có khả năng chịu lực kém nên căn nhà sẽ dễ xảy ra tình trạng nghiêng đổ, sập lún. Nguồn nước hay bị ô nhiễm, nước thải sinh hoạt trong gia đình thường bị tù dọng phía dưới.

Không chỉ cần phải tránh hai loại đất trên, bạn cũng không được lựa chọn những nơi có mực nước quá cao khi xây móng bởi điều này sẽ gây tình trạng ẩm thấp. Tốt nhất là nên chọn vị trí có mạch nước ngầm dưới đất thấp, nếu nó dưới nơi đổ móng nhà khoảng 0.5m sẽ giúp tránh được vấn đề sàn nhà bị lạnh lẽo, nghiêng lún, ẩm thấp và giảm thiểu được hiện tượng nguồn nước bị ô nhiễm.


Đất cát là loại đất tốt nhất để xây móng nhà

Thiết kế nhà không phù hợp

Hiện có nhiều loại móng khác nhau và mỗi loại thích hợp với một kiểu nhà, gia chủ cần phải tính toán kỹ điều đó, đối chiếu với đơn vị chủ đầu tư để tiến hành kiểm tra xem họ có lựa chọn thích hợp hay không. Trong trường hợp không thích hợp thì cần phải thay đổi ngay. Một số loại móng phổ biến hiện nay là:

- Móng nông: Loại móng có độ sâu khoảng 1.2÷3.5m, thích hợp với các công trình nhỏ, khả năng chịu tải trọng ở mức trung bình và thấp, xây dựng trên nền đất loại tốt. Chẳng hạn bạn xây dựng nhà cao tầng dùng móng cọc khoan nhồi với đường kính cọc từ 0,8-1,4m thì phải sử dụng loại cọc ð 1m và ð 1,2m.

- Móng sâu: Đối với loại này, chủ nhà phải tính độ sâu của thiết kế, sau đó đưa móng xuống đúng độ sâu. Nó hoàn toàn phù hợp với các công trình có tải trọng lớn song bạn cũng không nên xây dựng nó ở vị trí có mạch nước ngầm lớn.


Thiết kế nhà không phù hợp với móng sẽ ảnh hưởng đến độ bền công trình

Ngoài hai vấn đề trên, bạn cũng phải tránh một vài sai sót khác. Cụ thể như thi công không bảo đảm gây giảm tuổi thọ công trình, nứt sàn bê tông, lún, nghiêng… dùng nguyên vật liệu kém chất lượng, lựa chọn nhà thầu xây dựng thiếu kinh nghiệm, không quan tâm tới nhiệm vụ giám sát thi công. Chỉ cần không chú trọng một trong số những việc đó thì sẽ không thể nào mang đến một ngôi nhà hoàn thiện cho bạn. Vì thế, bạn nên uôn luôn sáng suốt trong mọi công đoạn.

Để tránh các phát sinh khi xây nhà đòi hỏi bạn phải tìm cách để ước lượng khoản chi phí xây nhà phù hợp và tìm cách phòng tránh hoặc giảm thiểu những nguyên nhân gây ra phát sinh. Sau đây, chúng ta từng bước tìm hiểu cách thực hiện để giảm thiểu những chi phí phát sinh khi xây nhà :

Bước 1 : Khảo sát các căn nhà xung quanh để đánh giá về địa chất nơi xây nhà.
Bước 2 : Lập bản vẽ thiết kế sơ bộ phù hợp với nhu cầu, sở thích, thẩm mỹ, tài chính.
Bước 3 : Ước tính chi phí xây dựng phần thô dựa trên bản vẽ thiết kế sơ bộ.
Bước 4 : Ước tính những khoản chi phí cho công tác mua sắm vật tư, thiết bị hoàn thiện.
Bước 5 : Dự trù các khoản chi phí để đảm bảo chất lượng : thiết kế, giám sát.
Bước 6 : Lập hợp đồng chặt chẽ với nhà thầu thi công.
Bước 1 - Khảo sát các căn nhà đã xây xung quanh : việc khảo sát này chỉ đơn giản là bạn tìm đến và hỏi các căn nhà lân cận khu đất bạn sẽ xây dựng có địa chất như thế nào ? Các nhà lân cận có phải sử dụng phương án gì (như đóng cừ tràm, ép cọc, khoan cọc nhồi...) để gia cố móng hay không ? Nếu có thì gia cố ra sao và tốn bao nhiêu tiền ? Thêm nữa là thời điểm họ xây nhà đã bao lâu rồi ? Nếu như thời điểm càng gần thì càng chính xác, còn nếu đã lâu rồi thì bạn cần cập nhật lại giá cả theo thị trường. Trên cơ sở những căn nhà lân cận đã hoàn thành, bạn có thể ước lượng đơn giá bình quân cho mỗi m2 sàn hoàn thiện đã thực hiện và có thể lấy đó làm căn cứ tham khảo cho căn nhà của chính mình. Lưu ý rằng : Những căn nhà nào càng gần với quy mô căn nhà bạn thì càng chính xác nhé !

Bước 2 - Lập bản vẽ thiết kế sơ bộ của căn nhà : đây chính là cơ sở quan trọng nhất để có thể ước tính giá thành xây dựng cơ bản cho căn nhà của bạn. Ngoài ra, việc lập bản vẽ thiết kế sơ bộ còn giúp bạn bạn hình dung cơ bản về căn nhà của mình, từ đó bạn có thể dễ dàng điều chỉnh theo sở thích, mong muốn rất dễ dàng và chi phí rất thấp. Một bộ bản vẽ thiết kế sơ bộ sẽ gồm có các bản vẽ mặt bằng, mặt cắt và phối cảnh mặt tiền của căn nhà. Nếu căn nhà của bạn là dạng nhà phố, dáng dất không bị méo thì bạn cũng dễ dàng tìm được một vài mẫu nhà từ Internet. Một cách tốt hơn là bạn có thể nhờ một người bạn, hoặc công ty mà bạn dự kiến ký hợp đồng thiết kế tư vấn cho bạn.

Thông thường, việc thiết kế sơ bộ này sẽ được nghiên cứu và điều chỉnh nhiều lần dựa trên nhu cầu, khả năng tài chính và sở thích của bạn. Việc điều chỉnh như vậy sẽ tiêu tốn thời gian và công sức của các kiến trúc sư, nên nhiều công ty cũng có quy định rằng bạn chỉ được điều chỉnh tối đa 3 lần cho phần thiết kế sơ bộ. Nếu bạn điều chỉnh quá 3 lần, thì bạn sẽ phải tốn một khoản tiền nhất định. Chính vì thế, nếu có điều kiện, bạn nên dành nhiều thời gian để tham khảo khoảng 2 - 3 mẫu nhà, rồi chọn một mẫu ưng ý nhất để làm việc với kiến trúc sư. Làm như vậy thì thời gian làm việc giữa bạn với kiến trúc sư sẽ tốn ít thời gian hơn, mà cũng đỡ tốn chi phí hơn.

Bước 3 - Ước tính chi phí xây dựng phần thô dựa trên thiết kế sơ bộ : dựa vào thiết kế sơ bộ, bạn có thể ước tính chi phí xây dựng cơ bản phần thô và nhân công phần hoàn thiện bằng cách :

Thống kê đơn giá xây dựng trung bình chung cho 1 m2 sàn xây dựng (phần thô và nhân công hoàn thiện) đã thực hiện ở bước 1.
Phân loại các nhóm diện tích sàn có tính chất giống nhau : diện tích móng, diện tích sàn được che phủ kín, diện tích sàn không che phủ, diện tích mái tôn, diện tích tầng hầm...
Áp đơn giá cho từng diện tích. Lưu ý rằng đơn giá trung bình chung thường là đơn giá thi công cho diện tích sàn được che phủ kín. Các nhóm diện tích khác sẽ được ước tính dựa trên đơn giá trung bình này theo nguyên tắc : phần diện tích nào có khối lượng công việc ít hơn thì tỷ lệ sẽ < 100% và ngược lại, phần công việc nào có khối lượng công việc nhiều hơn thì tỷ lệ sẽ > 100%.
Trường hợp nếu như bạn đã thống nhất thiết kế sơ bộ với kiến trúc sư và không có gì điều chỉnh nữa, khi đó bạn có thể gửi bản thiết kế sơ bộ này đến một số thầu để họ báo giá cho bạn. Cách làm này đảm bảo sự chính xác vì nếu bạn đồng ý thì nhà thầu sẽ thi công cho bạn với mức giá mà họ đã báo. Tuy nhiên một lưu ý nhỏ rằng bạn cần phải yêu cầu nhà thầu liệt kê toàn bộ các chi tiết công việc mà họ sẽ thi công để tránh trường hợp nhà thầu có thể báo giá thấp nhưng lại thiếu khối lượng công việc.
Bước 4 - Ước tính những khoản chi phí cho công tác mua sắm vật tư, thiết bị hoàn thiện : ở bước này bạn sẽ phải xem bản vẽ hoàn chỉnh và liệt kê ra toàn bộ các vật tư hoàn thiện và thiết bị sử dụng cho căn nhà. Bạn có thể thực hiện bước này dựa vào thiết kế sơ bộ của căn nhà. Tuy nhiên việc ước lượng sẽ mang tính tương đối mà thôi. Muốn ước lượng chính xác, yêu cầu bạn phải có một bộ bản vẽ được thiết kế hoàn chỉnh cho căn nhà của mình. Khi đó, bạn mới có thể biết được nhà bạn cần sử dụng bao nhiêu thiết bị điện, bao nhiêu máy lạnh, thiết bị vệ sinh... để có thể tính chính xác được. Ngoài ra, nguồn tham khảo đơn giá vật tư hoàn thiện bạn hoàn toàn có thể tham khảo từ một số trang thương mại điện tử như : www.vatgia.com, www.chotot.vn... Để khỏi thiếu sót trong việc mua sắm vật tư hoàn thiện, bạn có thể làm tuần tự các bước như sau :

Liệt kê toàn bộ các loại vật tư, thiết bị sử dụng cho căn nhà.
Dựa vào bản vẽ thiết kế, bạn thống kê lại số lượng cho từng loại.
Tham khảo các mẫu mã, đơn giá cho từng loại vật tư và chọn mẫu vừa ý.
Áp đơn giá và số lượng vật tư, thiết bị để có tổng chi phí cho phần này.


Bước 5 - Dự trù các khoản chi phí để đảm bảo chất lượng : chi phí đảm bảo chất lượng công trình chính là chi phí thiết kế và chi phí giám sát. Công tác thiết kế nhằm giúp bạn có được một căn nhà với bố cục hợp lý về không gian, màu sắc cân đối, tận dụng tối ưu diện tích xây dựng, kết cấu đảm bảo khả năng chịu lực, giảm thiểu các chi phí phát sinh do phải thay đổi trong quá trình thi công. Công tác giám sát giúp bạn có được căn nhà được thi công đúng theo thiết kế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng, tránh các lỗi về kỹ thuật có thể phát sinh chi phí để sửa chữa trong giai đoạn sau này. Bạn có thể tham khảo chi phí cho công tác thiết kế và giám sát thông qua Internet hoặc liên hệ trực tiếp với các công ty để có giá chính xác.

Bước 6 - Lập hợp đồng chặt chẽ với nhà thầu thi công : việc lập hợp đồng chặt chẽ với nhà thầu thi công là vô cùng quan trọng để đảm bảo công trình của bạn không bị phát sinh ngoài ý muốn. Như tôi đã phân tích, hiện nay do thị trường xây dựng nhà ở riêng lẻ có mức độ cạnh tranh khá gay gắt, nên không ít nhà thầu xây dựng làm ăn theo kiểu chụp giựt, tìm đủ mọi cách để câu khách hàng mà mồi nhử của họ là giá rẻ. Để rồi sau khi khách hàng đã ký hợp đồng xong, bắt đầu thi công thì họ làm đủ mọi chiêu trò để phát sinh. Mặc dù việc phát sinh trong công trình xây dựng là không thể tránh khỏi, nhưng chi phí phát sinh của các thầu chụp giựt này thường rất cao bất hợp lý. Ngoài ra, các thầu còn có thể làm khó bạn bằng cách thi công chậm tiến độ, hoặc sử dụng các loại vật tư giá rẻ, hoặc sử dụng thợ thuyền có tay nghề kém, hoặc thậm chí "bỏ của chạy lấy người"... Cho nên việc thỏa thuận một hợp đồng chặt chẽ có thể giúp bạn phòng tránh những vấn đề nói trên và ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của nhà thầu đối với công trình. Rõ ràng, giảm thiểu những rủi ro này có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí khi chẳng may rơi vào tình huống không mong đợi.
Một mẹo nhỏ khi lập hợp đồng đối với trường hợp khoán gọn đơn giá cho mỗi m2 sàn xây dựng thì bạn nên lập nội dung chi tiết công việc thi công cho mỗi m2 sàn và thỏa thuận thêm bảng phụ lục đơn giá phát sinh cho các công việc có thể phát sinh như : xây tường, tô tường, ốp lát gạch, đổ bê tông...
Trên đây là 6 bước cơ bản để giúp bạn có thể hình dung được việc xây dựng một căn nhà như thế nào và cách quản lý ra sao để tránh tình trạng bị phát sinh chi phí. Chúc các bạn có một căn nhà đẹp & không phát sinh nhé.

Từ xưa đến nay, xây nhà vốn luôn là một việc trọng đại trong cuộc đời của mỗi người. Việc thì trọng đại, nhưng kinh nghiệm và kiến thức xây nhà thì không phải là ai cũng biết, thế nên không ít chủ nhà cứ nhắm mắt làm theo kiểu may rủi: “Thôi, mình không có kinh nghiệm về cái này nên cứ kiếm ai thân quen đang làm nghề xây dựng thì giao cho người đó xây nhà cho mình. Chắc đó sẽ là phương án tốt nhất !”. Cách xây nhà theo kiểu nói trên đã khiến cho không ít chủ nhà sau khi xây xong thì tặc lưỡi: “Biết thế này lúc đầu mình sẽ…” hoặc “Phải chi mình lúc đó mình làm theo cách này…”. Thậm chí không ít trường hợp tình bạn bè, anh em, chú cháu cũng mất sau khi căn nhà được xây xong. Nêu ra những trường hợp trên chẳng phải để hù dọa những ai đang chuẩn bị xây nhà, mà đơn giản đó chỉ là những tình huống mà chủ nhà có thể sẽ gặp phải trong quá trình xây nhà của mình.


Để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng căn nhà, chủ nhà nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu làm nhà. Thế nhưng chuẩn bị kỹ lưỡng là chuẩn bị cái gì đây ? Sau đây là một số kinh nghiệm chia sẻ cho bạn đọc những nội dung cần phải chuẩn bị trước khi xây nhà để đảm bảo quá trình xây nhà diễn ra một cách suôn sẻ:

Thứ nhất, cần phải nắm rõ quy trình các bước thực hiện một căn nhà:

Nắm rõ quy trình xây nhà giúp bạn hình dung rõ ràng hơn các nội dung cần phải chuẩn bị tại mỗi giai đoạn. Hiện nay, việc xây nhà không chỉ đơn giản là xây dựng tùy theo ý thích của chủ nhà mà còn chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước có liên quan. Do đó, nếu muốn đảm bảo căn nhà của mình không vướng phải những rủi ro pháp lý trong quá trình xây dựng thì đòi hỏi chủ nhà phải nắm bắt được những quy định của pháp luật trong quá trình xây dựng như: quy định thủ tục cấp phép xây dựng, quy định thông báo trước khi bắt đầu xây dựng, quy định xử lý những trường hợp thi công xây dựng khác giấy phép… Không nắm rõ những quy định này có thể khiến chủ nhà gặp nhiều khó khăn khi công trình rơi vào các trường hợp nói trên.

Bên cạnh đó, một căn nhà hiện nay cũng cần phải đạt được tính thẩm mỹ, tính thuận tiện và hợp phong thủy với chủ nhà. Nếu không hình dung trước về quy trình các bước cần thực hiện trước khi xây nhà thì gần như chắc chắn rằng quá trình xây nhà sẽ có nhiều công đoạn phải điều chỉnh. Việc điều chỉnh như vậy không chỉ làm cho căn nhà bị phát sinh chi phí, chậm trễ tiến độ, dễ mâu thuẫn với thợ thuyền mà có khi còn ảnh hưởng đến kết cấu và chất lượng của căn nhà. Do vậy, việc nắm rõ quy trình các bước thực hiện trước khi xây nhà là rất cần thiết để giúp cho căn nhà được xây dựng một cách suôn sẻ, ít xảy ra mâu thuẫn giữa chủ nhà với các bên tham gia vào quá trình xây dựng.

Thứ hai, cần dự trù và quản lý chi phí xây nhà hợp lý: 

Một vấn đề cũng thường xảy ra đối với người xây nhà chính là việc phát sinh chi phí so với số tiền dự trù ban đầu, mà nguyên nhân vấn đề hay bắt nguồn từ khả năng ước tính và quản lý chi phí yếu kém của chủ nhà. Muốn ước tính chi phí một cách tương đối chính xác đòi hỏi chủ nhà phải có một cái nhìn tổng thể về các khoản mục chi phí từ khi mua đất cho đến khi hoàn thành căn nhà và đi vào sử dụng. Nếu có điều kiện, chủ nhà nên tham khảo chi phí đầu tư xây dựng của những căn nhà lân cận có quy mô tương tự căn nhà chuẩn bị xây dựng. Số liệu của những công trình đã hoàn thành đó sẽ là một cơ sở đáng tin cậy khi dự trù chi phí cho căn nhà của mình. Bên cạnh việc dự trù, chủ nhà cũng cần phải luôn bám sát kế hoạch chi phí đã lập ra trong giai đoạn mua sắm các vật tư hoàn thiện, tránh tư tưởng “đời người làm nhà chỉ có một lần nên cái gì cũng ráng thêm một chút nữa cho tốt”.


Thứ ba, biết cách đánh giá chọn thầu thiết kế / thi công cho căn nhà:

Nhiều người khi xây nhà chỉ chọn những ai quen biết, tin cậy để thực hiện vì cảm thấy cách làm này giúp cho mình an tâm. Thế nhưng, an tâm không có nghĩa là chất lượng xây dựng sẽ tốt hơn, tin cậy không có nghĩa là hai bên sẽ ít xảy ra mâu thuẫn hơn. Thực tế minh chứng rằng: đôi khi chỉ vì tin tưởng nhau mà chủ nhà đã chọn bạn bè hoặc người thân là người xây dựng căn nhà của mình để rồi đến khi căn nhà được hoàn thành thì hai bên chẳng ai muốn nhìn mặt nhau. Chính sự quen biết, tin tưởng đôi khi lại chính là rào cản khiến cho chủ nhà không tìm hiểu kỹ về khả năng, kinh nghiệm của chủ thầu, đến khi xây mới biết chủ thầu không có khả năng thực hiện một căn nhà theo như mong muốn mà chủ nhà đưa ra. Mà khi sự tình đã đến nước này thì chủ nhà đâu còn con đường nào khác là phải đi đến cuối công trình? Thế nên việc chọn thầu để thiết kế, thi công một căn nhà khá là quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ công trình.

Cuối cùng, biết các nội dung cần làm rõ đối với công việc thiết kế, thi công và các sản phẩm hoàn thiện: 

Khi mua sắm các sản phẩm, lựa chọn các dịch vụ thì ai cũng mong muốn rằng mình sẽ mua được những sản phẩm với giá cả tốt nhất. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng việc mua sắm các sản phẩm, dịch vụ trong xây dựng có sự khác biệt lớn đối với các sản phẩm mua bán thông thường. Giả sử bạn đang đi mua rau ngoài chợ, khi cầm hai bó rau trên tay, bạn sẽ dễ phân biệt được bó rau nào tươi hơn, ngon hơn và sẽ dễ dàng hơn trong việc trả giá với người bán rau dựa vào chất lượng của bó rau mà bạn sẽ mua. Thế nhưng đối với các sản phẩm xây dựng thì lại không hề đơn giản như vậy bởi vì đó là loại sản phẩm mà bạn phải thỏa thuận giá cả trước khi bạn nhìn thấy sản phẩm thực tế. Cho nên nếu bạn chỉ biết trả giá mà lại không yêu cầu chi tiết về đặc tính sản phẩm thì dễ rơi vào tình huống người bán sẽ cung cấp cho bạn sản phẩm mà họ cảm thấy có lợi cho họ nhất. Lúc đó bạn cũng chẳng thể nào trách móc người bán vì bạn đâu có yêu cầu rõ ràng đối với sản phẩm mà mình muốn mua.

Các kiến trúc sư (KTS), kỹ sư xây dựng đều khẳng định cách tính giá thành xây dựng chính xác nhất là phải làm dự toán công trình. Song trong thực tế, vẫn tồn tại nhiều cách tính khác nhau, mỗi người mỗi kiểu.

Chính vì vậy mới “đẻ” ra những chuyện “nhức đầu”, như nhà tôi đúc bê tông 3 tấm sao tính giá 4 tấm? Cùng bản vẽ đó, cùng xây thô sao thầu A “ăn” có 1,7 triệu/m2 mà thầu B “ăn” tới 1,9 triệu/m2 ? Giấy phép xây dựng ghi 70m2 sao kê giá tới 100m2 ? Đã trả tiền thi công rồi sao nhà thầu không gắn thiết bị vệ sinh, thiết bị điện? Nhà chóp nhỏ trên sân thượng lợp ngói mà tính công theo mét vuông như phần đúc?... Rất nhiều thắc mắc và tranh cãi trong việc tính toán giá cả xây dựng giữa chủ nhà với nhà thầu.
“Khoán gọn” mà không… gọn!

Để hoàn thành một ngôi nhà, chủ nhà có thể khoán cả nhân công, vật tư, cả phần thô và hoàn thiện

Thực chất, để tính giá xây dựng công trình chuẩn mực, bài bản và chính xác nhất là dựa vào dự toán. Vì trong dự toán thể hiện rõ phần nguyên vật liệu, phần công cho mọi hạng mục để thi công hoàn thiện công trình. Ngoài xi măng, sắt thép, cát đá..., còn từ cây đinh, cọng kẽm buộc cho đến giá nhân công làm từng công đoạn, cả công dọn dẹp... đều được ghi cụ thể và chi tiết hoá một cách rành mạch trong dự toán. Ở đó, có đơn giá, chủng loại nguyên vật liệu, số lượng... và có luôn giá nhân công. Nếu có sự thay đổi một hạng mục hay công đoạn thi công nào, đều có thể truy để tính toán với nhà thầu hay ngược lại, tính với chủ nhà.

Tuy nhiên, nhiều gia chủ cũng như thầu ngại rà xem và đọc tất cả những phần dự toán thể hiện. “Đọc” được dự toán nghĩa là phải nắm được các điều khoản, giá nguyên vật liệu, các hạng mục thi công... mới có thể giám sát thi công. Bằng không, phải nhờ (thuê) một đơn vị độc lập - trong “vai” giám sát thi công công trình để theo dõi tiến độ và nhật ký hoá các công đoạn. Từ sự nhiêu khê đó, trong thực tế các chủ nhà thường chọn và quen cách tính theo kiểu khoán. Khoán cho nhà thầu với giá bao nhiêu một mét vuông xây dựng. Chủ nhà có thể chỉ khoán phần xây thô hay cả xây thô và xây hoàn thiện luôn. Hoặc có thể chỉ khoán phần nhân công, còn nguyên vật liệu do chủ nhà tự lo hoặc cũng có thể khoán cả hai khoản trên...

Việc “khoán gọn” đó từ chỗ tưởng như đơn giản lại dẫn đến chỗ phức tạp là: phải xác định xây thô là gồm bao nhiêu công việc? Tính theo mét vuông là mét vuông nào (nền, sàn đúc, mái...)?



Rắc rối chữ “thô”

Trong xây dựng một căn nhà người ta chia làm hai phần: phần thô và phần hoàn thiện. Theo cách tính thông thường hiện nay, Kiến trúc và Đời sống đã hỏi nhiều nhà thầu và các nhà thầu cho rằng hạng mục gì dính tới “phần hồ” là tính trong phần thô. Nếu quan niệm như vậy thì phần xây thô gồm: bê tông, xây và tô tường, sơn nước, chống thấm, làm lan can, có hệ thống đường ống điện chờ (chưa tính đi dây...), hệ thống ống cấp thoát nước chờ sẵn trong vách. Việc hoàn tất các khoản vừa nêu giống như trong bản vẽ là đã xong cái khung sườn nhà. Những công đoạn còn lại như lắp ráp cửa nẻo, gạch đá ốp lát, thiết bị điện, đèn, thiết bị vệ sinh... tức là những hạng mục còn lại để hoàn thiện căn nhà gọi là phần hoàn thiện.

Về nguyên tắc, những khoản này cần ghi rõ trong hợp đồng hay phụ lục hợp đồng cho cụ thể. Và rắc rối cũng phát sinh từ đây vì thường thì hợp đồng khó mà ghi hết những việc thực tế. Khi căn nhà đi vào cao điểm là lúc các nhóm thợ khác nhau “kéo” đến, một nhóm có thể chỉ bán vật liệu thiết bị hoặc đảm nhận cả phần công lắp ráp, vận hành, ví dụ như nhóm thợ sắt làm cổng, nhóm làm thiết bị báo trộm và điện thoại, internet, ăng-ten, nhóm làm nhôm, kính, nhóm làm inox, nhóm làm cây xanh... Làm công việc gì cũng cần hợp tác với chủ thầu. Nếu chủ thầu nói “tôi chỉ biết phần thô” là chủ nhà đã lâm vào thế khó, hoặc phải tăng tiền cho bên này hoặc phải tăng tiền cho bên kia.

KTS Nguyễn Văn Châu, giám đốc công ty Tỷ Lệ Vàng còn nêu kinh nghiệm, nếu chỉ giao thầu phần thô thì trong thi công rất thường gặp tranh cãi khi thực hiện phần hoàn thiện. Việc này, có thể giao luôn cho nhà thầu khoản tiền công phần hoàn thiện. Bởi tâm lý, gia chủ muốn chủ động mua sắm như gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, đèn điện... theo ý mình nhưng thường “quên” ai sẽ gắn các vật liệu, thiết bị đó vào công trình? Chuyện không khó, gia chủ có thể đi chợ vật liệu xây dựng cùng kiến trúc sư để được tư vấn, tránh tình trạng nhà xây theo kiến trúc hiện đại mà thiết bị thì cổ điển!

KTS Châu kể việc đã từng xảy ra là khi căn nhà hầu như đã hoàn thiện, chủ nhà mua phòng xông hơi, bồn mát xa... về nhờ thợ lắp đặt. Khi đó, phải đục tường, cạy nền để chạy đường dây điện, dây nối đất chống rò điện cho các hệ thống máy ở các phòng trên. Từ đó, nhà dễ bị thấy sự... “chắp vá”, rồi công cán phát sinh... KTS Châu đúc kết kinh nghiệm: “không nên tách hai­ phần, thô và hoàn thiện, nhất là phần công hoàn thiện. Việc này sẽ tạo điều kiện cho thầu thi công được chủ động, công trình cũng được đồng bộ và đồng điệu hơn”.

“Mét vuông” là mét vuông nào?




Thuyết minh :
1. Nhà đúc 3 tấm rưỡi. 80m2 nhưng tính sàn 360m2.
2. Nhà đúc 3 tấm. Sân thượng lợp ngói: 4 sàn + 70% giá 1 sàn. Sân thượng lợp tôn: 4 sàn + 50% giá sàn

Giả sử cần xây một ngôi nhà như hình vẽ minh hoạ trên. Theo cách tính được coi là phổ biến hiện nay, trước hết phải tính đến phần móng.

Với vùng đất bình thường, chỉ cần làm móng và đà kiềng, khi tính phần móng này các nhà thầu thường cộng vào và quy đổi tầng trệt như một sàn có đúc bê tông để tính ra số mét vuông sàn xây dựng. Ví dụ, với căn nhà 80m 2 (ngang 4 mét x dài 20 mét) thật sự thì đúc bê tông chỉ có 3 tấm rưỡi, nhưng khi tính giá xây dựng theo mét vuông sàn xây dựng thì phải tính tổng cộng là 4,5 sàn (có cả sàn tầng trệt). Cụ thể, 80m 2 x 4,5 sàn = 360m 2 .

Lưu ý “rưỡi” này là phần mái đúc của phòng nhỏ trên cùng (chuồng cu) - tức ngôi nhà sẽ được 1 tầng trệt, 2 tầng lầu, 1 tầng nhỏ trên cùng (40m 2 ) và 1 sân thượng (40m 2 ).

Trong trường hợp này, sân thượng (40m 2 ) chỉ làm lan can, không mái đúc, mái ngói, tôn... nên chỉ tính nửa giá so với giá thành chung. Do đó, ngôi nhà này tính là 320m 2 để quy ra tiền.

Cũng trong ví dụ này, giả sử rằng không gian phần sàn trên cùng (sân thượng) không làm chuồng cu (phòng nhỏ) nhưng toàn bộ lợp tôn thì chỉ tính 50% giá so với giá thành chung tính trên mét vuông. Nếu lợp ngói thì cũng chỉ bằng 70% giá so với giá chung. Cụ thể, với ngôi nhà trên thì tính 3 sàn (80 x 3 = 240m 2 ), cộng với 70% giá của sàn (sân thượng) nếu lợp ngói; hoặc 50% giá của sàn (sân thượng) nếu lợp tôn.

Với vùng đất yếu, phần móng có thể phải có thêm giải pháp đóng cừ tràm, cọc bê tông (ép, nhồi, neo...) thì nhà thầu sẽ tính riêng tiền cừ tràm hoặc cọc bê tông.

Tóm lại, trong chi phí bỏ ra để xây một căn nhà, có nhiều cách tính, cách hiểu khác nhau. Cách nào cũng bao gồm phần tính tương đối, quy đổi tương đương. Chính vì vậy, chọn cách nào là tuỳ chủ nhà và nhà thầu thoả thuận với nhau và các con số 1, 7 - 1,9 triệu/m 2 cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, nếu chưa được so sánh trong cùng điều kiện, con số đó không thể là căn cứ đế nói nhà thầu A “ăn” mắc hơn nhà thầu B.


Theo NGUYỄN TÂM - Kiến trúc và Đời sống

Tóm tắt cách lập dự toán chi tiết - theo kỹ sư Lê Bá Thông, tổng giám đốc công ty cổ phần TTT

Đây là phương pháp tính chính xác nhất để tính ra giá thành xây dựng. Để lập được một dự toán cho căn nhà chuẩn bị xây dựng, điều tiên quyết là công trình xây dựng dự kiến phải được hoàn tất đầy đủ hồ sơ thiết kế chi tiết, bao gồm hồ sơ khảo sát địa chất, hồ sơ thiết kế kiến trúc, hồ sơ thiết kế kết cấu, hồ sơ thiết kế hệ thống cấp thoát nước, hồ sơ thiết kế hệ thống điện, điện thoại, máy tính, camera bảo vệ... Dựa trên những bản vẽ thiết kế này, các dự toán viên sẽ tính được dự toán chi tiết của công trình xây dựng. Kết quả tính toán của các dự toán viên sẽ cho chúng ta 3 bảng tính toán quan trọng sau:

1/ Bảng tiên lượng dự toán: Trong bảng này là khối lượng chính xác của tất cả các công việc, hạng mục phải thực hiện từ lúc khởi công cho đến lúc hoàn tất công trình. Ví dụ: trong công trình sẽ phải xây bao nhiêu m 2 tường bằng gạch ống có độ dày 100cm, phải đổ bao nhiêu khối bê tông sàn, cột...

2/ Bảng tổng hợp kinh phí vật tư: Trong bảng này, người dự toán liệt kê chính xác số lượng và đơn giá thị trường của tất cả các chủng loại vật tư sẽ được sử dụng cho công trình. Ví dụ: phải sử dụng bao nhiêu tấn xi măng, bao nhiêu tấn thép, bao nhiêu viên gạch ống, gạch thẻ và giá tiền là bao nhiêu...

3/ Bảng tổng hợp kinh phí dự toán: Trong bảng này dự toán sẽ chỉ rõ khi xây dựng công trình chi phí cho phần vật liệu, nhân công và các chi phí khác là bao nhiêu. Đây là kết quả dự toán cuối cùng có độ chính xác cao, sai số nhỏ hơn 5% cho việc định giá một công trình.

Công ty Thiết kế xây dựng biệt thự nhà Việt tự hào là công ty xây dựng biệt thự có lực lượng nhân công lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm trong việc xây dựng biệt thự. Bên cạnh đó, công ty còn sở hữu đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư giỏi, các tổ thi công có tinh thần trách nhiệm cao và hoạt động khép kín.

Thiết kế xây dựng nhà ống đẹp hiện đại: Nhà ống là một kiểu nhà ở đang rất được thông dụng trong những năm gần đây, nhất là ở thành phố do hiện tượng nhà chia lô chia đất đang rất thông dụng. Đây là kiểu nhà có mặt tiền hẹp khoảng từ 5 đến 7 m2 nhưng lại có chiều sâu chính vì thế việc thiết kế xây dựng nhà ống phải đòi hỏi độ khéo léo để tận dụng được từng mét vuông đất hiện có của gia chủ.

Công ty chúng tôi tự hào sở hữu đội ngũ nhân công, kiến trúc sư, kỹ sư lành nghề, có chuyên môn cao và đã có kinh nghiệm thực hiện hàng trăm công trình lớn nhỏ đều đã nhận được sự phản hồi tích cực của khách hàng. Giá cả cạnh tranh trong kinh doanh là điều không tránh khỏi nên bạn có thể tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn cho mình một công ty uy tín, chất lượng và khi đến với  bạn có thể yên tâm về vấn đề đó. Chế độ bảo hành nhà ở của công ty chúng tôi cũng có nhiều ưu đãi với thời gian dài nên về chất lượng và độ an toàn của công trình thì bạn lại không cần phải lo lắng nhiều. Chúng tôi chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.

Một số nguyên tắc khi thiết kế, xây dựng nhà ống mà quý khách cần tham khảo trước khi lựa chọn:

Nguyên tắc thiết kế thoáng đãng, giàu sinh khí

Bố trí nội thất sao cho gọn gàng? Tạo không gian rộng rãi, tiện nghi? Rất nhiều gia chủ nghĩ đến những điều này trước tiên khi trao đổi với kiến trúc sư thiết kế nội thất. Trên thực tế, nguyên tắc đầu tiên bạn cần biết đó là sự thoáng đãng, giàu sinh khí mà ngôi nhà mang lại.

Do đó, thiết kế nội thất nhà ống phải từ bỏ quan niệm tận dụng triệt để mặt bằng. Việc dành một diện tích phù hợp cho thông gió và đưa ánh sáng vào nhà, dù phòng ở có bị thu hẹp, là rất cần thiết. Điều này không những tạo ra cảm giác thoải mái cho người ở mà còn đảm bảo được các vấn đề về sức khỏe.

Để có được không gian sống đó, nhà ống nhất thiết phải có giếng trời. Tuy nhiên, thông thường để thuyết phục gia chủ tốn vài m2 “khoét” giếng trời là việc vô cùng khó. Họ thường cho rằng giếng trời chỉ là nơi để tăng ánh sáng tự nhiên cho cả ngôi nhà chứ không nghĩ rằng, không gian giếng trời thu hút sinh khí cho các phòng còn lại.

Nguyên tắc phương hướng – Thầy phong thủy và kiến trúc sư

Khi xây dựng một ngôi nhà, hầu hết các gia chủ đều đi xem phong thủy, gặp các “thầy” địa lý để biết cách bố trí hướng nhà, hướng các phòng ốc để đảm bảo các yếu tố phong thủy. Điều này không có gì sai, nhưng đôi khi việc này lại làm khổ các kiến trúc sư đang thiết kế cho ngôi nhà của bạn.

Bạn nên biết rằng một kiến trúc sư giỏi sẽ nắm vững các nguyên tắc phong thủy khi thiết kế nên các bản thiết kế, ngoài việc tính toán diện tích, phân chia phòng ốc, họ cũng đã đảm bảo được các nguyên tắc phong thủy tối thiểu trong đó. Những thay đổi “thầy” phong thủy đề xuất như lắp thêm cửa, thay đổi vị trí phòng ốc, không cho xây giếng trời…nếu phá vỡ các nguyên tắc xây dựng thiết kế khoa học thì sẽ đem lại sự thiếu ổn định cho ngôi nhà của bạn sau này. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và nếu có điều kiện, hãy làm việc với một kiến trúc sư giỏi chứ không phải là một thầy phong thủy.

Nguyên tắc hòa hợp với các nhà xung quanh

Nhà ống chen chúc và chật chội, nhà này sát nhà kia, đôi khi còn chung nhau bức tường. Do đó khi thiết kế bạn nên lưu ý sao cho không ảnh hưởng đến những nhà xung quanh. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng cũng khó khăn hơn vì chắc chắn không tránh khỏi làm phiền người hàng xóm của bạn. Điều trước tiên nên làm là nói chuyện và thương lượng với các nhà lân cận trước khi khởi công. Công việc này không bao giờ thừa vì chắc chắn sẽ va chạm trong quá trình xây dựng.

Chủ nhà không can thiệp sâu vào thiết kế

Đây không chỉ là việc riêng trong xây dựng nhà ống. Sự can thiệp quá sâu của gia chủ có thể dẫn tới nhà không hợp lý vì khó bao quát tổng thể. Một số chủ nhà khi có bản vẽ bắt đầu thêm bớt, thay đổi phòng, tận dụng đất… rồi tự họ nhốt mình vào cái hộp kín bưng. Chủ nhà đòi sao chép lại một mặt tiền nhà đã trông thấy mà quên đi sự kết hợp giữa bên trong và ngoài, dẫn đến sự khập khiễng.

Chủ nhà cần nên nhớ điều này: nếu bạn can thiệp quá sâu vào thiết kế, ngôi nhà của bạn sẽ trở nên manh mún, thiếu sự đồng đều về phong cách và bố trí, nghiêm trọng hơn có thể phá vỡ kiến trúc nhất quán định sẵn ban đầu và gây ra sự kém bền vững về mặt kết cấu, độ vững chãi của công trình.

Chào mọi người . Trước hết cho tôi xin giới thiệu  .Hiện tại tôi đang công tác và làm việc tại bình dương và TP.HCM chuyên về bên thiết kế thi công xây dựng nhà ở dân dụng và sau đây cho tôi nói  vềchủ đề  xây nhà cấp 4 giá rẻ , xây nhà cấp 4 đẹp giá rẻ mà giá phì hợp cho tất cả ai có nhu cầu .
xây nhà cấp 4 giá rẻ

Công ty Xây dựng nhà VIỆT xin gửi tới quý khách bảng báo giá xây nhà trọn gói chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhiều năm với các hạng mục như: thi công xây dng,công ty xây dng,công ty thiết kế xây dng, xây nhà, xây dng nhà, xây nhà trn gói, xây dng nhà đp, xây dng nhà , tư vn thiết kế nhà ph,tư vn thiết kế nhà , xây dng nhà , xây nhà giá r, nhà thu xây dng, tư vn xây dng nhà, thu xây dng....

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.